Nghi lễ cưới truyền thống

Hot Line & Zalo: - 034.9585.932

heartNghi Lễ truyền thống.

1. Lễ chạm ngõ “Chạm ngõ” (hay lễ “Dạm”) là cái lễ đầu tiên nhà trai mang đến nhà gái nhằm tìm chỗ đi lại, hỏi rõ tên tuổi người con gái (vấn danh) . Người ta hỏi tuổi người con gái rồi đối chiếu với tuổi người con trai xem có “hoà hợp” hay “xung khắc”. Đây là một việc làm mà người xưa rất coi trọng cũng như việc xem xét gia đình hai bên có “Môn đăng hộ đối” hay không để quyết định có hay không việc thành thân cho đôi lứa sau này. Trong khi “Công, dung, ngôn, hạnh” lại là tiêu chuẩn hàng đầu, cái cần nhất khi nhìn nhận một người con gái thì các gia đình có nền nếp bao giờ cũng quan tâm. Ngày nay, lễ “Chạm ngõ” vẫn được xem như một thủ tục cần thiết, không thể thiếu trong phong tục cưới hỏi. Đây là dịp để hai gia đình “Chỗ người lớn” chính thức gặp nhau. Nhà trai ngỏ lời xin phép nhà gái cho “bọn trẻ” được công khai đi lại, tìm hiểu nhau. Người ta vẫn giữ nếp chọn ngày, giờ đẹp (thường là ngày hoàng đạo) cho công việc quan trọng này.

Ý nghĩa Đây là nghi lễ đơn giản nhất trong 3 lễ, mang ý nghĩa là buổi gặp gỡ chính thức của 2 gia đình.

2. Lễ ăn hỏi Đối với miền Bắc, lễ vật nhà trai cần chuẩn bị số lễ là lẻ, bao gồm 5, 7, 9 hay 11 lễ. Còn ở miền Nam lại ngược lại, nhà trai phải chuẩn bị số lễ chẵn. Ở cả hai miền, nhà gái đều là người quyết định số lượng lễ cũng như các vật phẩm trong lễ vật. Thông thường, lễ ăn hỏi sẽ gồm trầu cau, rượu, thuốc lá, chè, mứt sen, bánh cốm, hoa quả, xôi, lợn. Các lễ vật sẽ tùy điều kiện gia đình hai nhà mà chuẩn bị. Vào ngày đẹp đã định sẵn, nhà trai gồm các bô lão trong họ, bố mẹ chú rể và chú rể sẽ mang tráp đến nhà gái, các tráp này sẽ được bưng bê bởi những thanh niên chưa vợ, đồng thời nhà gái cũng phải có số lượng các thiếu nữ chưa chồng tương ứng để đỡ tráp. Trong lễ ăn hỏi, cô dâu diện áo dài truyền thống, còn chú rể mặc vest. Thủ tục ăn hỏi tiến hành tại nhà gái, có dựng phông rạp, chuẩn bị sẵn trà nước, bánh kẹo để mời họ hàng hai bên. Khi các vị quan khách hai bên đã an tọa, đại diện nhà trai và nhà gái chính thức chào hỏi, cũng như xin phép nhau để cho đôi trai gái được kết duyên. Sau khi hai gia đình đã đồng ý cho đôi uyên ương trẻ tiến tới hôn nhân, bố mẹ sẽ đưa cô dâu chú rể tương lai lên thắp hương, làm lễ gia tiên, báo cáo với tổ tiên nhà gái. Thủ tục cuối cùng là cô dâu và chú rể ra mắt hai họ, rót nước, mời trầu các vị quan khách. Ý nghĩa: Nghi lễ này được coi như lễ đính hôn trong phong tục truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả con cái giữa hai họ.

3. Lễ đón dâu Trong ngày giờ đẹp đã được chọn sẵn, chú rể sẽ mang hoa cưới, đi xe hoa, cùng bố mẹ, họ hàng tới nhà gái xin dâu, rước cô về nhà chồng. Cô dâu sẽ diện váy cưới và chú rể diện vest lịch lãm. Tương tự như lễ ăn hỏi, lễ đón dâu cũng được tiến hành tại nhà gái. Đại diện nhà trai, gồm 2 người phụ nữ thân thiết với chú rể, sẽ sắm cơi trầu, quả cau và vào nhà gái xin dâu trước. Sau lễ xin dâu sẽ là nghi thức đón dâu. Cả đoàn nhà trai sẽ cùng có mặt tại nhà gái. Lúc này nhà gái đã chuẩn bị sẵn trà nước, bánh kẹo để mời gia đình thông gia. Hai gia đình sẽ cùng chuyện trò, đại diện nhà trai xin được đón cô dâu về. Sau khi nhà gái đồng ý, đôi uyên ương trẻ sẽ cùng cha mẹ làm lễ gia tiên, thắp hương trên bàn thờ tổ tiên. Khi về đến nhà chú rể, cô dâu chú rể cũng làm lễ gia tiên tại đây và diễn ra các nghi thức trao quà cho đôi trẻ. Tùy theo từng gia đình, hai nhà sẽ tổ chức tiệc ngọt hay tiệc mặn, tổ chức chung hay tổ chức riêng ở nhà hoặc tại khách sạn. Hiện nay để giản tiện, nhiều gia đình gộp lễ ăn hỏi và đón dâu trong một ngày. Tuy thời gian gộp lại, nhưng các nghi lễ, vật phẩm, lễ vật vẫn cần chuẩn bị đầy đủ. Ý nghĩa: Nghi lễ này là lời thông báo chính thức tới gia đình nhà gái về việc thành hôn của đôi uyên ương trẻ. Sau lễ đón dâu, cô dâu sẽ theo chồng về nhà mới, trở thành người đã lập gia đình. Với nhiều người, lễ đón dâu còn quan trọng hơn việc đãi tiệc mời khách và cả lễ ăn hỏi.

heart Hôn-Lễ ( Lễ Cưới ) Xưa gọi là Hôn-Lễ, vì nó có ý nghĩa riêng, vì theo lễ tục xưa người ta làm lễ cưới vào buổi chiều tối. Buổi chiều tối là lúc Dương qua Âm lại, âm dương giao hoán với nhau được thuần, cho nên dùng giờ này để làm Hôn-Lễ, tức là thuận theo lẽ tuần hoàn của trời đất.

Theo xưa thì có 6 lễ, phân ra như sau :

1. Vấn danh ( hay là cầu thân )

2. Sơ vấn ( hay là lễ sỉ lời )

3. Ðại đăng khoa ( lễ đám hỏi )

4. Sỉ lời ( tức là lễ hỏi thăm nhà gái đòi hỏi những lễ vật, tiền nong thế nào )

5. Lễ nạp tài và thăm con dâu

6. Lễ tiểu đăng khoa ( tức là lễ cưới )

heartTheo như 6 lễ cưới hỏi, muốn nói cho có văn vẻ thì có 6 lễ như sau :

1.Lễ Nạp Thái

2.Lễ Vấn Danh 

3.Lễ Nạp Cát 

4. Lễ Nạp Chưng hay là Nạp Lệ

5. Lễ Thỉnh Kỳ

6.Lễ Thân Nghinh

heart Theo tục lệ Trung Hoa thì sau khi nghị hôn rồi, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn". Sở dĩ đem chim nhạn là vì chim nhạn là loài chim rất chung tình, không sánh đôi hai lần. Tương truyền rằng loài chim nhạn rất thảo ăn, khi chúng nó gặp mồi thì kêu nhau ăn chung, vừa lúc đẻ trứng thì khi nở thế nào cũng có một con trống và con mái mà thôi. Khác với các loại chim khác, chim nhạn khi có một con chết thì một con còn lại cũng buồn rầu mà chết theo. Sau này, người Trung Hoa nào còn theo cổ lễ thì chỉ dùng ngỗng thay thế cho chim nhạn. (Loài ngỗng tuy ngông nghênh, nhưng rất chung tình).

2. Lễ Vấn Danh Là hỏi tên và họ của cô gái là gì, được bao nhiêu tuổi, đã có hứa hôn với ai chưa.

3. Lễ Nạp Cát Là sắm sửa lễ phẩm đem sang nhà gái cầu hôn. Tùy theo nhà giàu thì lễ quí, còn nghèo thì chút đỉnh gọi là.

4. Lễ Nạp Chưng Lễ Nạp Chưng hay là Lễ Nạp Tệ ("chưng" nghĩa là chứng, "Tệ" nghĩa là lụa) là lễ đem hàng lụa hay vật phẩm quí giá đến nhà gái làm tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn, rồi chỉ chờ ngày cưới dâu.

5. Lễ Thỉnh Kỳ Là Lễ xin định ngày giờ làm Lễ Cưới, nhưng ngày giờ cũng do bên trai định, rồi hỏi lại ý kiến bên gái mà thôi, song thế nào nhà gái cũng tùy ý bên trai.

6. Lễ Thân Nghinh Là đã được nhà gái ưng thuận, ngày giờ đã định của bên trai. Bên trai đem lễ vật sang làm lễ rước dâu về. Ðây là hoàn toàn sáu lễ theo tục lệ xưa mà ngày nay đã gia giảm bớt rất nhiều.

heartLễ Cưới Ngày Xưa

Sau khi làm lễ ăn hỏi rồi chừng năm ba tháng thì bên sui trai chọn ngày làm lễ cưới, gọi là lễ Tiểu Ðăng Khoa. Trước giờ làm lễ cưới thì có một lễ gọi là Lễ Viếng Sui và Thăm Dâu, lễ này đơn giản chỉ có ông mai và hai vợ chồng sui trai, cũng gọi là lễ sỉ lời lễ cưới. Lễ này, bên sui trai có cho cô dâu đồ nữ trang nhiều hay ít tuỳ theo khá giả thì khác hơn nhà nghèo, tuỳ phương tiện mà cho nàng dâu chút ít nữ trang. Bên nhà gái cho bên nhà trai sẽ đòi những lễ vật như thế nào, rồi đàng trai cho bên nhà gái biết ngày giờ sẽ làm lễ cưới dâu về nhà trai.Ông bà ngày xưa xem ngày cẩn thận, xem trong sách Ngọc Hạp và Thông Thơ, rồi tra lại ngày giờ trong lịch Ðại Bản, chọn được những ngày Nhân Chuyên, Sát Cống và Bất Tương mới làm lễ cưới.

Trước khi làm Lễ Cưới phải đến sở tại, biên tên họ hai đàng sui gia và chàng rể, nàng dâu, tại văn phòng chánh lục bộ (trình bát nhựt) bây giờ thì gọi là Uỷ viên Hộ tịch. Hội đồng xã dán bố cáo nơi trụ sở 10 ngày, sau khi hai đàng làm lễ cưới. Sự trình khai như vậy để đề phòng có ai ra ngăn cản gì không và cũng chứng tỏ cuộc hôn lễ ấy được trong sạch hoàn toàn, bên trai và gái vẹn toàn tiết hạnh. Lễ Cưới - chàng rể mặc áo rộng xanh, bịt khăn đen, có che lộng. Còn nàng dâu cũng mặc áo rộng, đội nón thúng, cũng có lộng che, ở Nam Việt còn gọi là "nón cụ quai tơ" và khảm vàng xanh quai. " Còn duyên nón thúng, quai thau khảm vàng "

Lễ vật chánh gồm có một đôi đèn, khay trầu, rượu, lễ này có sáu miếng trầu và sáu miếng cau.(có ý nghĩa là đủ sáu lễ). Ðôi mâm trầu, một ché rượu, nhưng ở bên nhà gái cầu kỳ muốn đòi một con heo cưới, và nài phải đi hôm ấy, thì bên nhà trai phải đóng củi khiên đi theo với họ đàng trai, trong khi làm lễ rước nàng dâu; mâm trầu cũng có hai người khiêng, ché rượu cũng có hai người khiêng. Còn như đàng trai điều đình thế tiền con heo cho bên nhà gái thì hôm ấy khỏi phải khiên con heo trong củi.

Vì sao mà nhà gái cầu kỳ như vậy ? Vì bên nhà gái chứng tỏ rằng nhà gái cũng đủ sức mua heo để thết tiệc, chứ không phải thiếu thốn chi, nhưng theo lễ thì phải có. Về sau này, người ta nhận thấy sự khiêng heo đi bất tiện, nên người ta điều đình thế tiền (tục lệ này bãi bỏ từ hơn 60, 70 năm nay).

Lễ Cưới ở nước ta tuy hiện là đời mới, nhưng lễ chánh là trầu cau và đôi đèn là cần lắm. Ngày xưa bên nhà trai mang sang nhà gái một đôi đèn để làm lễ Từ Ðường, thì bên nhà gái cũng sắm sẵn đôi đèn hẳn hoi để đáp lại, gọi là cặp đèn "Tống Hôn". Nếu hai bên sui gia thuộc hạng sang trọng thì bên nào cũng cố gắng làm một cặp đèn cho tuyệt đẹp, có bông hoa rất là thẩm mỹ.

Lễ Cưới thì bên trai tuỳ theo nhà gái như đủ phương tiện thì người đi rước dâu đông đảo lắm, và cũng liệu đường đi xa thì có dùng tiệc bên nhà gái. còn như ở gần thì bên trai xin để uống nước rồi rước dâu. Bên sui trai cũng muốn đãi nhà gái bữa tiệc ấy cho đúng đắn đầy đủ sự trọng vọng và thân tình. Nếu như bên trai có nhiều bà nhiều cô khéo léo, thì hôm ấy là buổi thi đua nấu nướng những món ngon vật lạ, bánh trái ê hề. Có nhiều nhà giàu hồi xưa "vắt chảy ra nước", thường thường cho những bạn bè ăn những cơm hẩm canh dư, năm giờ sáng đã ra đồng cuốc đất, sáu bảy giờ tối mới về đến nhà mà chưa rồi công việc, chớ trong mấy ngày này cũng được no nê thả cửa.

Ý NGHĨA CHE "LỌNG" Ðám cưới, đám hỏi hồi xưa mà che lọng là để che lễ phẩm, tỏ ý trịnh trọng cuộc lễ ấy có ý nghĩa trang nghiêm tạo thành gia thất rất quan trọng, chớ không phải che cho cá nhân của người đi cưới vợ. Vì hồi xưa, nước VN còn chế độ quân chủ, từ bậc vua chúa cho đến vương hầu và quan đại phu mới được đi lọng. Còn bậc tu hành thì từ bậc hòa thượng sắp lên cũng được che lọng trong những cuộc lễ long trọng. Như đám ma thì bực có chức tước mới có chưng lọng. Ở làng xã thì từ bực chủ cả, chủ sắp lên khi chết mới được chưng lọng.

" Lọng che sương dầu s ườn cũng lọng, "

" Cái ô bịt vàng đầu trọng cũng ô.

 heartTHƠ TÍCH TRẦU CAU

"Có hai anh em giống nhau

Giống cho đến đổi chị dâu phải lầm

Người em thấy vậy thương tâm

Bỏ đi rủi bị cõi âm hồn về

Thấy em mất anh thảm thê

Ði theo đến đó hôn qui diêm đài

Vợ chồng đi kiếm tới nơi

Hỏi ra sự tích thảm thê vô cùng

Truyền rắng trong cuộc hôn nhân

Trầu Cau dùng lễ nghĩa nhân mới nồng "

heartLÊN ÐÈN

Thường thường, để lên đôi đèn Ðám Cưới hay Ðám Hỏi người ta hay cậy người có tuổi đủ vợ đủ chồng, con đông thì quí...

heartRÓT RƯỢU

Rót rượu trong chung hay trong ly để cúng quải, hay là trình lễ, nếu như tay nào sành rượu và được thứ rượu đế chánh cống, khéo tay rót chầm chậm và có đóng bọt đều đều thì hay lắm !

heartÔng Mai... Bà Mai...

Trong cuộc Hôn Lễ có ông mai và bà mai, bà mai tiếng ở miền Bắc gọi là mụ mối. Ông mai, bà mai rất có công trong cuộc tạo thành gia thất của đôi nam nữ sau này. Nhưng, vậy mà người đời cũng có những câu mỉa mai hơi vui như vầy :

" Trong đời có bốn cái ngu

 Làm mai, lãnh nợ, mồi cu, cầm chầu" 

Ông mai, bà mai - thường thường người ta lựa người có tuổi tác, đủ vợ đủ chồng, và cũng thường gầy dựng cho nhiều đôi vợ chồng được hoàn toàn. Bên nhà trai biên canh thiếp tên họ và mấy tuổi của người con trai đưa sang nhà gái, dĩ như nhà gái bằng lòng cho đi coi mắt thì nhà gái cũng trao canh thiếp cho biết cô ấy tên họ gì, mấy tuổi, sanh tháng nào.v.v... Vì hồi xưa một họ với nhau gọi là đồng tông tộc, họ không khi nào cưới hỏi lấy nhau. Chớ không phải nông nổi như bây giờ, mà bà con có khi lấy nhau bậy bạ.

Lễ đầu tiên trao canh thiếp là Lễ Vấn Danh hay là cầu thân. Lễ thứ hai là Lễ Sơ Vấn, tức là Ông Mai đến nhà gái xin cho biết nhà trai bằng lòng kết tình thông gia với nhà gái, và xin cho bên nhà gái biết ngày làm lễ đám hỏi mà chữ gọi là Ðại Ðăng Khoa.

Lễ Ðám Hỏi tuy vậy mà quan trọng hơn lễ cưới, có nơi còn gọi là " Hàng Rào Thưa ". Trong lễ này, lễ vật trọng yếu là một đôi bông tai ( đôi bông tai ví như cái " Hoa " con gái), trầu cau và một đôi đèn là lễ vật chánh, còn những vật phẩm khác như trà, bánh, rượu là phụ thuộc; nhà giàu sang thì bông tai hột xoàn, hoặc thêm dây chuyền hay vòng vàng cũng được. Thường thường lễ hỏi thì bên nhà gái có mời bà con thân thuộc trước một bữa thiết tiệc đãi đằng. Cho nên có khi người ta nài bên trai phải đài thọ, lễ ấy nhiều tiền hay ít do hai bên thỏa thuận. (Hồi xưa, con heo đám hỏi nhiều lắm là 20 đồng bạc.) Lễ đám hỏi bên nhà trai qua nhà gái ít người bà con thân thuộc, lẽ cố nhiên là có ông mai, bà mai, ông sui trai và bà sui trai. Như nhà khá giả thì có người phục rể, người phụ rể thì bưng khay trầu rượu. lễ này có têm bốn miếng trầu cau, hai cái chung. Hồi xưa, đám cưới, đám hỏi người ta rót rượu bằng cái chung miệng tròn, có ý nghĩa " Thủy chung như nhất "; còn đựng rượu thì dùng cái bầu có ba khía gọi là cái " Cô ", chứ không phải dùng cái nhạu rượu như bây giờ. Bộ khay hộp gồm có bốn miếng trầu cau và rượu, chú rể mang cái quả đỏ trong ấy có một đôi bông tai cho nàng dâu, và ngoài cái quả là cặp đèn để đốt cúng ông bà bên gái. Lễ này, chú rể mới của nhà gái có mặc áo rộng ( áo thùng ) bên ngoài.

Trong khi họ nhà trai đến nhà gái thì để Ông Mai vô nhà trước, rồi đến ông sui trai, bà sui trai và họ hàng đi tiếp theo sau. Chú rể đi vô sau, khi bước vào chú rể nên đi chậm rãi và cúi đầu chào họ hàng bên nhà gái. Khi bên nhà gái mời quan khách an tọa xong, rồi thì đoạn Ông Mai trình bày lễ phẩm của nhà trai đem sang và lên đèn để cho chú rể làm lễ (Từ Ðường) và họ hàng bên gái. Chú rể mới không được ngồi chung với quan khách trong khi chưa làm lễ Từ Ðường và họ đàng gái. Sau khi trình lễ xong rồi thì bên gái mời vị nào lớn hết trong họ hàng mở cái quả đỏ có để đôi bông tai cho nàng dâu của nhà trai, trong giai đoạn này thì bên nhà gái cho gọi cô dâu ra nhận lễ và chào mừng họ hàng nhà chồng. Cô gái bẽn lẽn nhận lễ và mừng thầm... Sau khi lễ này xong rồi thì chú rể mới chính thức xưng hô là con rể của nhà gái.

Tiệc tùng viên mãn tự nhiên, họ đàng trai xin kiếu ra về, chú rể ở lại về sau, nếu như đường sá xa xôi bất tiện thì bên gái cũng cho phép chú rể về theo một lượt với họ nhà trai. Khi quan khách kiếu từ ra về, cô dâu mới cũng ra đưa khách và cha mẹ chồng tương lai một cách thích thú và vui mừng. Như vậy là xong lễ hỏi vợ. Sau khi xong lễ đám hỏi, cô dâu tương lai sẽ đi biếu trầu cau và quà bánh của nhà trai cho họ hàng lối xóm. Ý của người xưa bày ra như vậy có nghĩa là cho trong láng giềng biết rằng con gái mình sắp có nơi trao thân gửi phận. Sau khi xong lễ hỏi rồi, cứ mười lăm ngày thì chàng rể tới nhà cha mẹ vợ thăm viếng một lần, nhằm ngày Mùng 1 và Ngày Rằm, sự thăm viếng này để cho chàng và nàng quen nhau, vì hồi xưa trai gái ít được tự do như bây giờ.

Ðến mùng 5 và ngày Tết, chàng rể luôn luôn đi tết quà bánh bên nhà gái và Ông Mai; và có cuộc lễ gì quan trọng thì hai đàng sui gia mời nhau luôn. Chàng rể mới đi trình diện bên nhà gái mà tục gọi là "Ði làm rể", một sự thích thú của thanh niên thôn quê hồi xưa, sự sung sướng nhất đời là ngày đi đến nhà cha mẹ vợ thăm người bạn chăn gối tương lai của mình. Chàng rể "đi làm rể" luôn luôn mặc áo dài, đầu bịt khăn xéo, không bịt khăn đen. Nhưng, như vậy khi đến nhà cha mẹ vợ gặp việc gì nặng nhọc, chàng cũng làm giúp hẳn hoi. Sự đi làm rể như thế, chừng nào ông già vợ hoặc bà già vợ cho về thì mới được về./. Nghi thức Hành Lễ khi rước dâu về nhà chồng Khi vào nhà, Ông Sui Trai và Ông Sui Gái đứng hai bên bàn thờ chứng kiến cho chú rể và cô dâu làm lễ Từ Ðường. Lễ Từ Ðường xong, Ông Sui Trai hay người đại diện bên trai mời quan khách an tọa (cô dâu luôn luôn đứng cạnh chú rể ).

Giai đoạn này, Ông Mai ngồi vớ quan khách đoạn Ông Sui Trai đi trước dẫn đường và rót rượu, chú rể và cô dâu đi theo. Nếu như trong nhà có các bậc trưởng thượng, như ông bà, cô bác, chú dì, thì ông sui trai dẫn chàng rể và cô dâu đến lạy ( bực lớn thì hai lạy, anh chị lạy một lạy, còn lạy bàn thờ thì bốn lạy ). Theo phép thì lạy cha mẹ rồi mới lạy ông mai, nên có câu: "Tiền bái phụ mẫu, hậu bái mai nhơn". Nhưng ông sui bận việc dẫn con và dâu đi làm lễ, hơn nữa ông mai cũng còn nhỏ tuổi hơn những bậc trưởng thượng trong nhà, nên nhường lại cho bậc lớn hơn. Còn như trong nhà không còn bực trưởng thượng nào nữa, thì ông sui trai phải dẫn con và dâu đến trước ông mai và bà mai, rót rượu và nói như vầy: "Kính thưa anh và chị, cũng nhờ anh chị có công tác thành giai ngẫu cho hai trẻ thành đôi lứa, ngày nay, mọi việc được mỹ mãn, kính xin anh và chị dùng chung rượu để cho hai cháu nó lạy gọi là đền đáp công ơn anh chị cực nhọc với cháu v.v..."

Rồi sau mới đi lạy bà con cô bác, tự nhiên cô bác bên chồng sẽ có cho tiền cho cháu dâu mới. Còn muốn cho khỏi sự phiền hà, thì sau khi làm lễ Từ Ðường xong rồi, nên ra lễ ông mai trước đã, chừng nào ông mai từ chối bão làm lễ cô bác rồi sẽ tới ổng thì hãy hay. Ông mai chỉ trình những lễ phẩm của bên trai đem qua bên gái, còn việc dẫn nàng dâu lạy họ hàng bên chồng là bổn phận của ông sui trai (còn dẫn chàng rể đi lạy bà con bên nhà gái là bổn phận ông sui gái). Vì theo lễ cưới hỏi, sự chịu lạy là một lễ khá quan trọng, người vai lớn mời trước, người vai nhỏ mời sau; nếu sơ hở chuyện này thì bị phiền trách này nọ.

Chỉ có người trong thân thuộc mới biết thông thạo mà mời thỉnh mới đúng. Còn ông mai khi trình các lễ phẩm thì thế nào cũng nói: "Kính thưa quí bổn tộc và quí quan khách v.v...Hôm nay là ngày lễ cưới của con của Ông X... là cậu ..... cưới con Ông Y... là cô...., bên Ông X... có cho nàng dâu một đôi bông, một sợi dây chuyền, ... và sáu quả bánh, hai quả trà và đèn, cùng trầu rượu v.v... Hồi xưa, thì dùng tiếng "Hương Chức", bây giờ thì dùng tiếng "Quí quan khách" là phải hơn. Xưa có câu tục ngữ "phép vua thua lệ làng". Thì đủ biết Làng oai biết dường nào. Bởi thế nên lễ nào mà không thưa với làng trước thì bị phạt vạ.Trong khi cô dâu mới về nhà chồng, từ lúc làm lễ Từ Ðường và ông bà, cô bác bên chồng.

Lúc đó, cả nhà đều chăm chú xem mặt nàng dâu, kẻ khen ngộ người khen đẹp, rồi cũng có người kiếm chuyện bắt bẻ một vài điều sơ sót. Thông bịnh của thiên hạ là giữa chỗ đông người, ai cũng muốn tỏ ra mình là người sành việc! 4 chữ “Cửu Huyền Thất Tổ” mang ý nghĩa gì trong văn hoá Việt Nam 1) Ý nghĩa của bốn chữ “Cửu Huyền Thất Tổ” Nếu tra cứu qua các từ điển Phật học và Hán học, và các bộ từ điển lớn của Trung Hoa, ta cũng không thấy từ nguyên của bốn chữ này. Như chúng ta biết, phần lớn các thuật ngữ Hán Việt đều được người Việt tiếp thu thông qua các cuộc giao lưu văn hoá hoặc tôn giáo Hán Việt qua nhiều thời đại. Nhưng bốn chữ này, chúng tôi nghĩ là do các nhà Sư Việt Nam sáng tạo, không hề chịu ảnh hưởng văn hoá của Phật giáo Trung Quốc hoặc Ấn Độ. Không biết bốn chữ nầy được xuất hiện trong văn bản nào sớm nhất, nhưng theo chỗ chúng tôi biết, bốn chữ này xuất hiện trong tác phẩm Sự Lý Dung Thông viết bằng thể thơ song thất lục bát của Thiền sư Hương Hải (1728-1815) được Tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã dày công biên khảo và dịch lại, cho in chung trong Toàn Tập Minh Châu Hương Hải (Nhà Xuất bản TP. HCM, 2000).

Phía sau cuốn sách có in toàn bộ tác phẩm và ngữ lục của Thiền sư bằng chữ Hán. Tác phẩm Sự Lý Dung Thông(trang 416) cũng nằm trong phần phụ lục này, có đề cập đến bốn chữ này trong hai câu thơ : "Thích độ nhân miễn tam đồ khổ Thoát cửu huyền thất tổ siêu phương " (Nghĩa là giáo lý đức Phật Thích Ca hoá độ chúng sanh để thoát khỏi ba đường khổ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh, và có khả năng cứu thoát cửu huyền và thất tổ được siêu thăng). Có lẽ vì câu trên quá cô đọng nên bản Việt ngữ của Tiến sĩ Lê Mạnh Thát (trang 392), vẫn giữ nguyên như vậy, và phần dưới có chú thích ngắn gọn về bốn chữ "cửu huyền thất tổ" như sau: Cửu huyền : Chín đời: Cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. Thất tổ : Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ. Mặc dầu trong các từ điển, chúng tôi không thấy có chữ "huyền" nào có nghĩa là "đời" cả, nhưng qua quá trình Việt Hoá, chữ nầy được hiểu như là "đời", và có lẽ nên dịch là "thế hệ" thì chính xác hơn. Chín thế hệ trên, nếu phiên âm bằng chữ Hán thì được viết như sau : Cao - Tằng - Tổ - Khảo - Kỷ - Tử - Tôn - Tằng - Huyền Như vậy, nếu lấy thế hệ mình làm chính thì tính ngược lên bốn đời và tính xuống bốn đời thành ra chín đời. Một vị Hoà Thượng mà người viết có duyên học hỏi đã giải thích rằng, sở dĩ gọi chữ "Huyền" ở đây vì chữ "Huyền" trong "cửu huyền" này vốn có nghĩa là "đen", vô lượng kiếp chúng sanh luân hồi sống chết, khi thân xác này rã rời, phân ly, trả về cho tứ đại, những chất tinh tuỷ xương máu và thịt tan rã, huỷ hoại đều biến thành màu đen nên gọi là "huyền". Bởi chín thế hệ vần xoay, sống chết như vậy nên gọi là "cửu huyền".

Thất Tổ có nghĩa là bảy ông tổ. Tổ là ông nội của đời mình; đi ngược lên sáu đời nữa gọi là thất tổ. Như vậy, chữ "cửu huyền" bao quát hơn chữ "thất tổ". Vì "thất tổ" chỉ cho các thế hệ đi trước, còn "cửu huyền" không những chỉ cho bốn thế hệ trước mà còn nhắc đến bốn thế hệ sau nữa. Chính vì vậy, nơi thờ phụng những vị quá vãng còn được gọi là "Nhà Thờ Cửu Huyền" (viết bằng tiếng Việt), thỉnh thoảng dùng bốn chữ "Cửu Huyền Thất Tổ" (viết bằng chữ Hán). Quý Tăng Ni miền Nam và miền Bắc cũng dùng cụm từ này để chỉ cho nơi thờ ông bà, cha mẹ mình nhiều đời, nhưng không phổ biến rộng rãi, các vị thường dùng từ "hương linh" chỉ người đã khuất, và nơi thờ các hương linh ấy được gọi là "bàn linh". Các tịnh xá thuộc hệ phái Khất Sĩ dùng từ "Cửu Huyền" hoặc cả "Cửu Huyền Thất Tổ" chỉ cho nơi thờ những người đã quá vãng. 2) “Cửu Huyền Thất Tổ” trong nền văn hoá Việt Nam Theo cách nhìn tổng quát, văn hóa có hai phần đặc trưng, đó là văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Nền văn hóa vật chất bao gồm các lĩnh vực thuộc khoa học kỹ thuật. Văn hóa tinh thần bao gồm các lĩnh vực thuộc học thuật, tư tưởng, tôn giáo và các loại hình giải trí, nghệ thuật Cách biểu hiện lòng tôn trọng, nhớ ơn và biết ơn ông bà cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp qua việc thờ cúng của người Việt Nam thuộc loại hình văn hoá tinh thần. Cách tôn kính, thờ cúng này không phải ở Việt Nam mới có, mà từ thuở nhà Hạ (2205-1767 TCN), Thương / Ân (1766-1112 TCN), Chu (1111–221 TCN) bên Trung Hoa cũng đã có nghi lễ thờ cúng ông bà tổ tiên rồi. Các vua chúa thường đi tế Giao (cúng trời đất) ở một nơi được xem là linh thiêng, hoặc cúng tổ tiên trong Thái Miếu. Nền văn hoá Việt Nam thời cổ và trung đại cũng vậy. Các vua chúa thường đi cúng tế nơi Thái Miếu, nơi đền thờ các vị khai quốc công thần. Còn người dân dã thì thường thờ ông bà cha mẹ tại nhà và làm lễ cúng giỗ hàng năm. Văn hoá Việt Nam, dù trải bao thăng trầm lịch sử, nhưng đạo lý: “Sang đò nhớ ơn người chèo chống, nằm võng nhớ ơn người mắc dây” vẫn được khắc sâu trong tâm khảm người Việt, vẫn ấm áp trong tiếng hát hời ru con muôn thuở: “Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ Nước chảy vào thương mẹ nhớ cha”. -

heart Cô dâu trước khi về nhà chồng phải có những thủ tục, động tác gì ?

Khi nhà trai bắt đầu đến đón dâu thì cô dâu cùng với chú rể đến trước bàn thờ gia tiên, khấu đầu làm lễ, tự khấn niệm xin tổ tiên chấp nhận kể từ nay nên vợ nên chồng, phù hộ cho trăm năm duyên ưa phận đẹp, cầm sắt giao hoà. Cũng có thể nhờ gia trưởng khấn hộ cho có bài bản hẳn hoi. Lễ xong, hai người đưa hộp trầu, bao thuốc, đi mời chào thân nhân, khách, bạn khắp một lượt, người nhà sau, những đám cưới có tổ chức thường đã có sự sắp xếp vị trí sẵn. Trong khi chào mời, cô dâu phải giới thiệu cho chàng rể biết mối quan hệ để biết cách xưng hô. Sau cùng, trước khi bước ra cửa để về nhà chồng là lễ tạ cha mẹ: Cha mẹ ngồi sẵn một phía ở cửa chính, nếu ông bà nội ngoại còn thượng tại có đến dự thì ông bà cũng ngồi chung một phía, nhưng ở ghế cao hơn. Thời xưa cả đôi tân hôn phải lạy hai lạy, ngày nay châm chước, cúi đầu cung kính "Xin phép ông bà, cha mẹ con về nhà chồng", "Xin phép ông bà, cha mẹ con xin đón em X về". Lúc đó, cha mẹ ban phát cho con gái, con rể một vật gì đó làm kỉ niệm, có thể là nột cái bút, một g­ơng soi nho nhỏ, một cuốn sách hoặc một chiếc khăn, chiếc quạt.... Nhà giầu còn cho thêm hoa tai, nhẫn cưới hoặc quan tiền... (Chú ý, những thứ này nhà trai đã đưa đến hôm lễ nạp tài. Trong gói quà của bà mẹ cho con gái có cái châm cài tóc, hoặc bảy chiếc kim đính tóc hoặc kim khâu gói trong khăn vuông). Ðối với ông bà cũng có những động tác tương tự.

heartLễ vấn danh có ý nghĩa gì?

"Lễ vấn danh" là lễ nhà trai đến nhà gái để hỏi tên tuổi cô gái, ngày nay gọi là lễ "Chạm ngõ" hay là lễ "Dạm" (có nơi kiêm cả lễ dạm và hỏi cùng một lúc gọi là lễ dạm hỏi). Truyện Kiều có câu "Tiện đưa canh thiếp trước cầm làm ghi". "Canh thiếp" là giấy ghi họ tên, tuổi, quê quán, con ai. Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, ở nhiều vùng nông thôn, con gái từ khi sinh đến khi lấy chồng vẫn chưa đặt tên, nếu như gia đình không cho con gái đi học. Con gái không cần vào sổ họ, sổ làng, không đi học nên cũng không cần dặt tên vội. ở trong nhà con gái mới sinh ra được gọi là con Hĩm, con Mực, con Chắt em...Trong nhà gọi tên gì thì xóm giềng gọi theo tên đó. Ðến làm lễ vấn danh, ông bác hoặc bố mới đặt cho cái tên để ghi trong giấy hôn thú, có khi chính người mang tên cũng không biết mình mang tên gì trong giấy hôn thú, vì khi về nhà chồng lại gọi theo tên chồng, khi có con gọi theo tên con, có cháu đích tôn gọi theo tên cháu. Lễ vấn danh không phải để hỏi tên mà chủ yếu là hỏi tuổi, để hai họ quyết định đôi nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, tuổi xung khắc thì thôi.

heartLấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống có đúng không? Có cần thiết không?

Ðối với các cụ thì câu hỏi này thừa, vì "Nòi nào giống ấy","Cây nào quả ấy","Giỏ nhà ai quai nhà ấy","Con nhà công chẳng giống lông cũng giống cánh", "Tìm nơi có đức gửi thân", ai chẳng muốn có trai hiền gái đảm, rể thảo dâu hiền. Thời nay, một số bạn trẻ coi thường cho là phong kiến lạc hậu. Có những đôi trai gái mới chỉ gặp nhau trên một đoạn đ­ờng, đã vội đính ước, tính chuyện vuông tròn, thậm chí họ đã biết rõ cả "Ngọn nguồn lạch sông"!!!Ðành rằng cũng có trường hợp "Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên duyên", song thành công là cá biệt, thất bại là phổ biến. "Tìm tông, tìm họ" không có nghĩa là tìm chốn sang giàu, khinh người nghèo khó, mà chủ yếu là tìm nơi có gia giáo, có đức độ.

heartLễ xin dâu có những ý nghĩa gì? Và thủ tục tiến hành.

Lễ này rất đơn giản: Trước giờ đón dâu, nhà trai cử một hai người, thường là bà bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu, một be rượu đến xin dâu, báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, để nhà gái sẵn sàng đón tiếp. Phong tục này có nhiều ý nghĩa hay: Mặc dù hai gia đình đã quy ước với nhau từ trước về ngày giờ và thành phần đưa đón rồi, nhưng để đề phòng mọi sự bất trắc, mọi tin thất thiệt, nên mới định ra lễ này, biểu hiện sự cẩn trọng trong hôn lễ. Thời gian này chú rể và cha mẹ chú rể rất bận rộn không thể sang nhà gái, nên nhờ người đại diện sang báo trước như bộ phận "Tiền trạm". Ðể trong trường hợp vạn nhất hoặc do thời tiết, hoặc do trở ngại giao thông, gần qua giờ quy ước mà đoàn đón dâu chưa đến, nhà gái biết để chủ động làm lễ gia tiên hoặc phái người sang nhà trai thăm dò. Trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hoặc quá gần, hai gia đình có thể thoả thuận với nhau miễn là bớt lễ này, hoặc nhập lễ xin dâu và đón dâu làm một. Cách nhập lễ xin dâu và đón dâu tiến hành như sau: Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái, đoàn còn chỉnh đốn tư trang, sắp xếp lại ai đi trước, ai đi sau, trong khi đó một cụ già đi đầu họ cùng với một người đội lễ (một mâm quả trong đựng trầu cau, rượu... )vào trước,đặt lên bàn thờ, thắp hương vái rồi trở ra dẫn toàn đoàn vào làm lễ chính thức đón dâu. Lễ này phải tiến hành rất nhanh. Thông th­ờng nhà gái vái chào xong, chủ động xin miễn lễ rồi một vị huynh trưởng cùng ra luôn để đón đoàn nhà trai vào.

heartLễ lại mặt có ý nghĩa gì?

Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ, đi chào họ hàng thân nhân bên nhà gái sau đó đón bố mẹ và vài thân nhân sang nhà chú rể. Kể từ buổi đó, mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà chú rể và nhà thông gia, vì trong lễ cưới, mẹ cô dâu (có nơi cả bố) không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau ngày cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ) tuỳ theo khoảng cách xa gần và hoàn cảnh cụ thể mà định ngày. Thành phần chủ khách rất hẹp, chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình. Phỏng theo tục cổ Trung Quốc: nếu trong lễ lại mặt, có cái thủ lợn cắt lỗ tai tức là ngầm báo với nhà gái rằng nhà trai trả lại, vì con gái ông bà đã mất trinh (Ðêm tân hôn có lót giấy bản, gọi là giấy thám trinh, để xem người con gái còn trinh tiết hay không. Nếu còn trinh thì trên giấy bản sẽ có mấy giọt máu. Mã Giám Sinh sau khi cưỡng ép phá trinh nàng Kiều xong dùng "Nước vỏ Lựu", "Máu mào gà" hòng lường gạt làng chơi tưởng nhầm là Kiều vẫn còn trinh). Trường hợp hai nhà xa xôi cách trở, ông già bà lão thì nên miễn cho nhau, cô dâu chú rể nếu bận ông tác cũng nên được miễn thứ. Nếu điều kiện cho phép thì nên duy trì, vì lễ này mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp: -Nhắc nhủ con đạo hiếu, biết tạ ơn sinh thành, coi bố mẹ vợ cũng như bố mẹ mình
 -Thắt chặt và mở rộng mối quan hệ thông gia, họ hàng ngay từ buổi đầu, tình cảm được nhân đôi.
- Hai gia đình cùng trao đổi rút kinh nghiệm về việc tổ chức hôn lễ và bàn bạc về trách nhiệm của hai bên bố mẹ trong việc tác thành cuộc sống cho đôi trẻ trong tương lai.

Ngày đăng: 06/11/2015
Lượt xem: 17676
 
 
ingiaphat.vn, in gia phat, in mang co, in catalogue, in decal, in hop giay, in phieu bao hanh, in nhan mac, in mang ghep, in tui ca phe giay kraft, in in tren moi chat lieu, in ong dong, in ofset, in flexo, in bao bi giay, in bao bi nhua, in the treo, in name card, thiet ke logo, in tem bao hanh, in tem chong hang gia, in tem hologram
error: